Bạn đang quan tâm về những căn bệnh truyền nhiễm ở chó để phòng tránh? Cún của bạn có những biểu hiện bất thường về sức khỏe? Bạn lo lắng em cún có thể đã mắc bệnh Parvovirus? Dreampet sẽ giải đáp cho bạn về loại bệnh thường gặp ở chó này!
Bệnh Parvovirus (Parvo) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Canine Parvovirus (CPV) gây nên. Parvovirus rất hay xảy ra, lây lan nhanh và gây tử vong cao với chó non dưới một năm tuổi. Đặc biệt chó chưa được tiêm phòng bệnh bằng vaccine, có hệ miễn dịch yếu. Bên cạnh đó, chó trưởng thành cũng vẫn có thể mắc bệnh này. Can thiệp sớm vẫn có thể điều trị được. Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong trên 80% chó chết vì bệnh Parvovirus.
Cách thức truyền bệnh Parvovirus
Bạn nên biết, bệnh chỉ gây ra ở chó mà không thể truyền sang người hay các loài động vật khác.
Bệnh truyền nhiễm trực tiếp từ loài chó với nhau. Qua phân thải có chứa virus phát tán trong môi trường. Thậm chí, các phương tiện giao thông như lốp xe, giày dép có dính phân chó bị nhiễm bệnh. Hay bàn tay tiếp xúc của con người từ chó ốm sang chó khỏe cũng có thể làm lây lan bệnh. Đó là lý do vì sao nhiều chú chó cũng có thể bị nhiễm bệnh ngay cả khi chúng không hề rời khỏi nhà.
Đặc điểm của bệnh Parvovirus
Loại virus này sức mạnh đặc biệt. Virus lây nhiễm mạnh và nhanh chóng phân chia tế bào trong các tế bào chủ. Virus này không được bao bọc trong một lớp chất béo như nhiều virus khác nên chúng có một khả năng chống chịu đặc biệt với nhiều môi trường khắc nghiệt. Virus này ổn định trong nhiều môi trường và chống chịu được ở một khoảng pH rộng, có nhiệt độ cao. Chó trên 6 tháng tuổi thường có một đề kháng tự nhiên với Parvovirus. Nhiều con trong số này chỉ biểu hiện tiêu chảy thoáng qua. Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh ở mức nhẹ và không đáng chú ý.
Các thể bệnh và triệu chứng bệnh Parvovirus
Hầu hết chó bị ảnh hưởng bệnh lớn ở lứa tuổi 6-20 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong cao và nếu được điều trị đúng mức thì tỷ lệ sống sót cũng khá cao. Bệnh thường có triệu chứng tiêu chảy nặng. Điều đó gây mất nước, điện giải, máu và nhiễm trùng thứ cấp ở chó. Do đó, chó có biểu hiện thất thần, sụt cân nhanh, đau đớn, shock do mất máu…Chó thường sẽ không chết do virus, nhưng thường chết do nhiễm trùng thứ cấp.
Cách phòng bệnh Parvovirus
1.Việc phòng bệnh bằng cách không cho tiếp xúc với mầm bệnh thường không đem lại hiệu quả cao. Do đó hầu hết Bác Sỹ Thú Y đều khuyên nên cho chó được tiêm chủng phòng bệnh sớm.
2. Chó non dưới 4 tháng tuổi chưa được miễn dịch với bệnh Parvo không nên cho tiếp xúc với chó khác. Tránh các tác nhân “trung gian ” có thể truyền bệnh : môi trường, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển chó, hoặc các chủ chó khác.
3. Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng đủ chất và khoa học nhằm tăng sức kháng bệnh của chó. Tẩy giun sán cho chó non ngay từ một tháng tuổi.
4. Chủ nuôi phải sau ít nhất 1 tháng từ khi có chó chết do bệnh mới được mang chó khác về nuôi. Xác chó chết nghi mắc bệnh phải được xử lý chôn sâu giữa hai lớp vôi bột hoặc đốt xác tiêu huỷ. Không thả trôi sông, suối, thùng rác hoặc các nơi công cộng.
5. Cần làm sạch và sát trùng thường xuyên môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc và các phương tiện vận chuyển chó.
6. Vệ sinh phòng bệnh: diệt ve, bọ chét, thường xuyên tắm cho chó. Sát trùng chuồng trại, nơi ở của thú.
7. Cách ly chó khỏe với chó bệnh, không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
Nếu có điều gì bất thường về sức khỏe với cún của bạn, hãy liên hệ tới Bệnh viện thú y Dreampet để được khám và chữa bệnh kịp thời!